Lịch sử Khúc_côn_cầu

Bas relief khoảng năm 600 TCN, tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Athens

Những trò chơi với những cây gậy có đầu cong và bóng có thể tìm thấy ở nhiều nền văn hóa. Trò hurling có niên đại từ năm 1272 TCN ở Ireland, trong khi một bức điêu khắc từ năm 600 TCN ở Hy Lạp cổ đại, nơi trò chơi được gọi là kerētízein hay kerhtízein (κερητίζειν) vì môn này sử dụng sừng hay gậy giống hình sừng để chơi (kéras, κέρας).[1] Ở vùng Nội Mông, dân tộc Daur đã chơi trò beikou, một môn gần tương tự với khúc côn cầu trên cỏ trong khoảng hơn 1.000 năm.[2]

Chứng cứ về các trò chơi giống khúc côn cầu thời Trung cổ được tìm thấy trong văn bản luật liên quan tới thể thao và trò chơi. Luật Galway được thông qua ở Ireland năm 1527 cấm tất cả các loại hình trò chơi với bóng, trong đó có cả các môn sử dụng gậy "có hình móc câu".[3]

Cho tới thế kỷ 19, các loại hình và sự phân chia của các trò chơi khác nhau bắt đầu phân tách và hòa nhập thành các môn thể thao như ngày nay. Các tổ chức ra đời với mục đích luật hóa các quy định và quy tắc, trong khi các hiệp hội quốc tế và quốc gia được lập ra đê tổ chức các cuộc thi đấu. Khúc côn cầu trên băng cũng ra đời trong thời gian này với tư cách một môn bắt nguồn từ khúc côn cầu trên cỏ để thích nghi với thời tiết băng giá ở Canada và bắc Hoa Kỳ.

Liên quan

Khúc Khúc côn cầu trên cỏ Khúc côn cầu Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Vòng loại nữ Khúc thịt bò Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 – Giải đấu Nam Khúc hát mặt trời Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nữ Khúc côn cầu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 2018 - Nam Khúc côn cầu trên cỏ tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2019 – Giải đấu Nam